Sâu bệnh và tác nhân gây hại Gạo

Các tác nhân gây hại đối với lúa gạo là những loài sinh vật hay vi sinh vật có khả năng làm giảm sản lượng hoặc giá trị của cây lúa (hoặc hạt gạo).[29] Các tác nhân gây hại như cỏ dại, dịch bệnh, côn trùng, động vật gặm nhấm, và chim. Nhiều yếu tố có thể làm dịch bệnh bùng phát như, khí hậu-thời tiết, công tác thủy lợi không đúng cách, sử dụng quá nhiều thuốc trừ sâu và sử dung nhiều phân đạm.[30] Ví dụ như dịch các loài trong họ CecidomyiidaeSpodoptera mauritia bùng phát sau những đợt mưa lớn đầu mùa mưa trong khi đó các loài trong bộ Cánh viền bùng phát vào mùa khô hạn.[31]

Côn trùng

Côn trùng gây hại chính cho cây lúa là Rầy nâu (BPH),[32] nhiều loài thuộc nhóm sâu đục thân như các loài thuộc chi ScirpophagaChilo,[33] Cecidomyiidae,[34] các loài trong nhóm bugs[35] – nổi tiếng là trong chi Leptocorisa,[36] sâu cuốn lá, sâu gạomọt gạo.

Dịch bệnh

Bệnh đạo ôn, do loài nấm Magnaporthe grisea gây ra, là loại bệnh đáng chú ý nhất gây ảnh hưởng tới năng suất lúa. Các loại dịch bệnh khác như: Rhizoctonia solani, Rice ragged stunt virus (vector truyền bệnh: BPH), và tungro (vector truyền bênh: Nephotettix spp).[37] Cũng có loại nấm ascomycete, Cochliobolus miyabeanus gây bệnh đốm nâu trên lúa.[38][39]

Lúa còn bị một số sâu bệnh phá hoại như cháy cổ lá, bạc lá, rầy nâu (Nilaparvata lugens), châu chấu, bọ trĩ, rầy lưng trắng, rầy xanh đuôi đen, rầy xám, các loài bọ xít (họ Pentatomidae) như bọ xít đen, bọ xít xanh, bọ xít dài, bọ xít gai, sâu cuốn lá nhỏ, sâu cuốn lá lớn, sâu đục thân lúa hai chấm, sâu năm vạch đầu nâu, sâu năm vạch đầu đen, sâu cú mèo, sâu keo, sâu cắn gié, sâu đo xanh, ruồi đục nõn, sâu nâu, v.v.

Giun tròn

Nhiều loài giun tròn nhiễm cây lúa gây ra các bệnh như Ufra (Ditylenchus dipsaci), White tip disease (Aphelenchoide bessei), và bệnh thối rễ (Meloidogyne graminicola). Một số loài giun tròn như Pratylenchus spp. là nguy hiểm nhất trong lúa nương của tất cả các nơi trên thế giới. Tuyến trùng rễ lúa (Hirschmanniella oryzae) là một loài ký sinh trong di cư mà mức độ lây nhiễm cao hơn sẽ dẫn đến sự phá hủy hoàn toàn của một vụ lúa. Ngoài việc ảnh hưởng của ký sinh trùng, chúng cũng làm giảm sức sống của thực vật và tăng tính nhạy cảm của cây đối với các sâu bệnh khác.

Các tác nhân gây hại khác

Các tác nhân gây hại khác như ốc Pomacea canaliculata, panicle rice mite, chuột đồng,[40] và cỏ dại Echinochloa crusgali.[41]